Đau lưng
BS CKII Đỗ Thanh Liêm: Đông Y Thùy Dương biên soạn
BS CKII Đỗ Thanh Liêm: Đông Y Thùy Dương biên soạn
TỔNG QUAN
Đau lưng ảnh hưởng tới chất lượng sống và công việc hàng ngày. Đau lưng không được khám tư vấn và điều trị có thể khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Đau lưng phần lớn thường không trầm trọng, nếu bạn bị đau lưng, không nên quá lo lắng, với các biện pháp hướng dẫn đơn giản có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt hầu hết các cơn đau lưng, đặc biệt đối với những người dưới 60 tuổi.
Nếu các biện pháp phòng ngừa không hiệu quả, bạn bị đau lưng, bạn có thể tự điều trị đơn giản tại nhà với sự hỗ trợ, tư vấn bác sỹ. Điều trị kết hợp với vận động đúng tư thế sẽ giảm đau lưng trong vòng vài tuần.
Nếu phương pháp tự điều trị với sự tư vấn bs không hiệu quả: Bệnh nhân cần đi khám bệnh, thông thường các bác sỹ sẽ hỗ trợ với các biện pháp điều trị nội khoa bảo tồn.
Khi các biện pháp điều trị đau lưng bảo tồn không hiệu quả, mới tìm tới giải pháp Phẫu thuật.
TRIỆU CHỨNG
Đau lưng có thể bắt đầu bằng đau cơ vùng lưng với cảm giác đau tức, đau chói, nóng rát, như bị vật sắc nhọn đâm vô. Ngoài ra, cơn đau có thể lan xuống chân. Cử động cột sống như cúi ngửa, uấn vặn, đi đứng đi bộ có thể làm đau tăng.
KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ
Hầu hết các cơn đau lưng sẽ dần dần cải thiện khi điều trị tại nhà và tự chăm sóc đúng cách, thường trong vòng vài tuần. Tuy nhiên cần liên hệ với bác sỹ tư vấn về đau lưng trong trường hợp:
Đau kéo dài hơn một vài tuần.
Đau nặng và không bớt khi nghỉ ngơi.
Lan xuống một hoặc cả hai chân, đặc biệt nếu cơn đau lan xuống dưới đầu gối.
Gây yếu, tê hoặc cảm giác kiến bò ở một hoặc cả hai chân.
Thấy sụt cân không thể giải thích được.
ĐAU LƯNG CẦN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN KHI
Gây ra các vấn đề mới tiêu hóa hoặc tiểu tiện.
Kèm theo sốt.
Sau khi bị ngã, bị va đập vào lưng hoặc bị thương tích khác.
NGUYÊN NHÂN ĐAU LƯNG
Căng cơ hoặc dây chằng. Việc nâng vật nặng lặp đi lặp lại hoặc thực hiện một động tác không đúng tư thế, đột ngột có thể làm căng cơ lưng và dây chằng cột sống. Đối với những người có sức khỏe kém, ít hoạt động thể lực, căng thẳng liên tục ở lưng có thể gây co thắt cơ bắp gây đau đớn.
Thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm có cấu trúc hình đĩa, mềm mại, hoạt động như một cái đệm giữa các xương ở cột sống. Khi bị tổn thươmg, đĩa đệm có thể phồng lên hoặc vỡ ra và chèn ép lên dây thần kinh. Tuy nhiên, đĩa đệm bị phồng hoặc vỡ có thể không gây đau lưng.
Thoái hóa khớp: có thể ảnh hưởng đến lưng hông. Trong một số trường hợp, thoái hóa khớp ở cột sống có thể gây hẹp cột sống, ảnh hưởng tới tủy sống.
Loãng xương. Các đốt sống của cột sống có thể bị đau nếu xương trở nên xốp và giòn, dễ gãy.
Viêm cột sống dính khớp có thể khiến một số xương ở cột sống bị dính lại. Điều này làm cho cột sống kém linh hoạt.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Bất cứ ai cũng có thể bị đau lưng, kể cả trẻ em và thanh thiếu niên.
Tuổi. Đau lưng phổ biến hơn theo tuổi tác, bắt đầu từ khoảng 30 hoặc 40 tuổi.
Thiếu vận động. Các cơ yếu, thiếu vận động các cơ ở lưng và bụng có thể dẫn đến đau lưng.
Thừa cân. Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây áp lực cho lưng.
Các bệnh khác. Một số loại viêm khớp và ung thư cũng gây đau lưng.
Nâng đồ vật không đúng cách. Sử dụng lưng thay vì chân có thể dẫn đến đau lưng.
Bệnh tâm lý. Những người dễ bị trầm cảm và lo lắng dường như có nguy cơ bị đau lưng cao hơn. Căng thẳng có thể gây căng cơ, góp phần gây đau lưng.
Hút thuốc. Những người hút thuốc có tỷ lệ đau lưng tăng lên. Hút thuốc gây ho, tăng áp lực dịch não tủy, có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Hút thuốc cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến cột sống và làm tăng nguy cơ loãng xương.
PHÒNG NGỪA
Nâng cao thể trạng cũng như học và thực hành các bài tập vận động cơ thể có thể phòng ngừa đau lưng.
Để giữ cho lưng khỏe mạnh người bệnh nên:
Bài tập. Các hoạt động aerobic, khí công, dưỡng sinh, vận động vùng lưng thường xuyên (Lưu ý những hoạt động không làm căng hoặc xóc lưng) có thể tăng sức mạnh và sức bền cho dây chằng, và cơ ở phần lưng làm các cơ hoạt động tốt hơn. Đi bộ, đi xe đạp và bơi lội là những lựa chọn tốt. Liên hệ với BS để có bài tập phù hợp nhất.
Tăng sức mạnh cơ bắp và tính linh hoạt. Các bài tập cơ bụng và cơ lưng, giúp tăng cường sức mạnh cốt lõi, giúp điều hòa các cơ này để chúng phối hợp với nhau để hỗ trợ lưng.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thừa cân làm căng cơ lưng.
Bỏ hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ đau thắt lưng. Nguy cơ tăng lên theo số lượng thuốc lá hút mỗi ngày, vì vậy việc bỏ thuốc sẽ giúp giảm nguy cơ này.
ĐỂ TRÁNH CÁC ĐỘNG TÁC LÀM XOẮN HOẶC CĂNG LƯNG.
Đứng phù hợp. Đừng duy trì một tư thế đứng lâu. Giữ cho vị trí xương chậu trạng thái trung tính. Khi đứng lâu, hãy đặt một chân lên bệ để chân thấp để giảm bớt gánh nặng cho lưng dưới. Luôn thay thế chân trụ. Tư thế tốt có thể làm giảm căng thẳng cho cơ lưng.
Ngồi phù hợp. Chọn ghế có tựa lưng tốt, có tay vịn và chân đế xoay. Đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn cuộn ở phía sau lưng giúp duy trì đường cong sinh lý cột sống. Giữ đầu gối và hông ngang bằng. Thay đổi tư thế thường xuyên, ít nhất 30 phút một lần.
Nâng hạ đồ vật phợp lý. Tránh nâng vật nặng, nếu có thể. Nếu bắt buộc phải nâng một vật nặng mà không có người hỗ trợ, hãy dồn trọng lực lên chân chứ không phải là lưng. Giữ lưng thẳng - không vặn vẹo - và chỉ uốn cong ở đầu gối. Giữ tải gần cơ thể của bạn.
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG NHƯ THẾ NÀO.
CHÂM CỨU:
Châm cứu có tác dụng giảm đau. Gần đây khoa học chứng mình rằng châm cứu tạo ra các xung động và ức chế đường truyền cảm giác đau lên vỏ não não. Ngoài ra châm cứu có tác dụng tiết ra các chất endorphin có tác dụng giảm đau và thư giãn.
Châm cứu còn chống teo cơ, cứng khớp tại vùng châm cứu.
Châm cứu có các huyệt từ xa giúp cho nâng cao, cân bằng âm dương, khí huyết, điều hòa tạng phủ.
Châm cứu có các huyệt giúp cho thư dãn: Cơ thể dễ dàng ngủ ngon giấc ngủ sâu: như huyệt An miên, Nội quan, tam âm giao.
XOA BÓP BẤM HUYỆT
giống như châm cứu xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau
Day bấm huyệt giúp thư giãn cơ thể.
CHƯỜM NGẢI CỨU
Ngải cứu là vị thuốc phổ biến rẻ tiền,
THUỐC ĐÔNG Y
Có các bài thuốc có tác dụng chỉ thống, khu phong, tán hàn, hành khí thông kinh hoạt lạc.