Nguyên văn:
Chữ giản thể: 太阳病,或已发热,或未发热,必悪寒,体痛,呕逆,脉阴阳倶紧者,名为伤寒。
Chữ phồn thể: 太陽病,或已發熱,或未發熱,必悪寒,體痛,嘔逆,脈陰陽倶緊者,名為傷寒。
Phiên Âm tiếng phổ thông: Tàiyáng bìng, huò yǐ fārè, huò wèi fārè, bì èhán, tǐ tòng, ǒu nì, mài yīnyáng jù jǐn zhě, míng wèi shānghán.
Chữ hán việt: Thái dương bệnh, hoặc dĩ phát nhiệt, hoặc vị phát nhiệt, tất ố hàn, thể thống, ẩu nghịch, mạch âm dương câu khẩ giả, danh vi Thương hàn.
Giải nghĩa:
Đại cương: Đại cương hội-chứng thương-hàn ở bệnh thái dương
Nghĩa tiếng Việt: Bệnh thái dương, cho dù có sốt hay không sốt, tất sợ lạnh, đau người, nôn, mạch khẩn vị trí âm và dương, gọi chứng thương hàn.
Bình luận: Những điểm tranh cãi hoặc cần làm rõ hơn.
Phát nhiệt (發熱) có thể hiểu là sốt:
Khi hàn tà xâm phạm các kinh dương trở nên ứ trệ, kinh dương bị ứ trệ, dương khí phát ra gây sốt. Khi hiện diệb sốt chứng tỏ có ứ trệ và giao tranh tà khí và cơ thể, khí dương phát. Khi không có sốt thì không có ứ trệ, sự giao tranh giữa tà khí và cơ thể và dương khí phát từ ban đầu.
Có thể hiểu theo cách khác: Khi nhiễm hàn tà, hàn làm đóng tấu lý dẫn tới ứ trệ dương khí gây sốt.
Quan sát thời gian phát sốt có thể giúp ta có cái nhìn nhận về tình hình chung dương khí người bệnh và mức độ xâm nhập sâu của hàn tà.
3 kinh văn đầu tiên cho độc giả biết khái niệm thương hàn, trúng phong trong bệnh thái dương: Tuy nhiên sốt trong hội chứng thương hàn thường nặng hơn chứng "trúng phong".
Ố hàn (悪寒) triệu chứng thường gặp nhất, đó là cảm giác ớn lạnh, cho dù yếu tố hàn không còn và có đắp thêm chăn mặc thêm đồ ấm, bệnh nhân vẫn cảm thấy lạnh trong người.
Do có sự ứ trệ nặng nề do giao tranh giữa hàn tà và vệ khí: Mạch có thể không phù mà khẩn nếu người bệnh đang sốt.
Ẩu nghịch (嘔逆): có thể gọi ói do khí nghịch, không phải dạng nôn thông thường.
Thể thống (体痛): Đau có thể hiểu do sự tắc trở (bất thông) giữa dinh khí và vệ khí ở kinh thái dương do phong -hàn tà xâm nhập (trong hội chứng thương hàn, hàn chiếm ưu thế hơn phong):
Mạch âm dương câu khẩn giả (脉阴阳倶紧者): mạch dương có thể ám chỉ vị trí "thốn"- xa, mạch âm ám chỉ vị trí "xích"-gần: Đại loại mạch cả 3 bộ đều khẩn.
Kết luận: Trong các hội chứng thương hàn trong bệnh thái dương , triệu chứng sợ lạnh là điển hình nhất, còn mạch có thể khẩn thể liên quan tới sốt. Còn các triệu chứng khác không điển hình. Sự khác biệt điển hình nhất của trúng phong và thương hàn đó là triệu chứng ra mồ hôi trong trúng phong.